8 bước lên kế hoạch tổ chức trung thu chi tiết từ A đến Z

Tết Trung thu là sự kiện không thể thiếu vào mỗi rằm tháng Tám. Thời điểm các em thiếu nhi nô nức tập diễn các tiết mục văn nghệ đón Rằm. Nhà trường và các đoàn thể tại địa phương sẽ bắt đầu lên kế hoạch tổ chức Trung Thu thật hoành tráng và linh đình cho

Vậy bạn đã biết các bước cụ thể để lên kế hoạch cho chương trình Trung Thu hấp dẫn chưa? Phúc Minh Media sẽ hướng dẫn bạn chi tiết qua bài viết này nhé.

Kế hoạch tổ chức Tết Trung thu được hiểu là gì?

Kế hoạch tổ chức Trung Thu là một kịch bản xuyên suốt chương trình từ lúc khai mạc đến lúc bế mạc, kèm theo thời gian biểu và các phương án phòng ngừa nếu có sự cố xảy ra.

Chương trình Trung Thu ngày nay, ngoài nhu cầu tôn vinh nét đẹp và ý nghĩa của ngày hội truyền thống dân tộc, còn cần phải được xào nấu một cách sáng tạo và đột phá khiến các em nhỏ thích thú. Đây là sự kiện lớn mà hầu như Trường Mầm non, Tiểu học nào cũng yêu cầu, nơi tạo ra sân chơi lý tưởng cho các em giải tỏa căng thẳng sau giờ học.

Kế hoạch tổ chức Đêm hội Trung Thu

Xem thêm: Dịch vụ múa lân trung thu chuyên nghiệp tại Phúc Minh Media

Mẫu kế hoạch tổ chức Tết trung thu

Như đã đề cập ở trên, Tết Trung Thu là sự kiện lớn rất được Nhà trường quan tâm. Vì vậy, kế hoạch tổ chức thường được vạch ra thậm chí từ 1-2 tháng trước rằm tháng tám. Kế hoạch phải thật chi tiết và rõ ràng, bao gồm các yếu tố cơ bản như: mục tiêu, yêu cầu, nội dung, phân công việc, chỉ định người phụ trách,...

Kế hoạch tổ chức Tết Trung thu số 1

I. Mục tiêu, yêu cầu, đối tượng:

1. Mục tiêu:

- Tạo sân chơi giải trí bổ ích, lành mạnh, an toàn, thiết thực vào ngày lễ Trung Thu mà nhiều em học sinh chờ đón;

- Thể hiện sự quan tâm của Chính quyền địa phương, Ban Giám hiệu nhà trường, Công đoàn đối với các em, không chỉ trong phạm vi giáo dục, học tập mà cả trong đời sống sinh hoạt;

- Nâng cao tầm quan trọng của việc cân bằng giữa học tập và hoạt động giải trí, thúc đẩy toàn xã hội tham gia chăm sóc và giáo dục trẻ em.

2. Yêu cầu:

- Thể hiện tinh thần giáo dục bình đẳng và hiện đại, cân bằng giữa chơi và học;

-  Xây dựng môi trường thân thiện, bình đẳng cho các em giao lưu, gặp gỡ;

- Tạo không khí vui tươi phấn khởi cho các em nhỏ và phụ huynh thêm gắn kết và thân thiết.

3. Đối tượng: học sinh, quý phụ huynh, thầy cô, cán bộ công nhân viên toàn trường.

II. Nội dung:

- Tiết mục văn nghệ: múa lân (nếu có), ca hát, nhảy múa;

- Trò chơi: bày mâm ngũ quả, rước đèn đón trăng, đố vui, phá cỗ,...

- Phát quà, thưởng cho các em có thành tích tốt hoặc hoàn cảnh khó khăn.

III. Thời gian và địa điểm:

1. Thời gian: 15h00 ngày.......................... (Nhằm ngày … Âm Lịch);

2. Địa điểm: Sân trường.

Tổ chức Vui Tết Trung Thu

IV. Ban tổ chức: Danh sách Ban Tổ chức.

V. Tổ chức thực hiện:

1. BCH Công đoàn:

- Vận động tích cực các ban, ngành, đoàn thể về ngày Tết cổ truyền cho các em, tạo điều kiện cho các em có thêm nhiều sân chơi giải trí bổ ích;

- Thống kê và xác nhận danh sách học sinh trao thưởng;

- Phối hợp với các bộ phận liên quan tổ chức chương trình thành công.

2. BCH Chi đoàn:

- Lập kế hoạch chi tiết kèm chi phí tổ chức chương trình Trung Thu;

- Tham mưu với các bộ phận để huy động và tranh thủ nguồn tài trợ tặng quà cho các cháu;

- Phối hợp với đội ngũ chuyên nghiệp tổ chức chương trình thành công.

Ban Giám hiệu nhà trường yêu cầu các tổ chức, cá nhân được phân công trong kế hoạch này nghiêm túc thực hiện công việc của mình và có trách nhiệm theo dõi, báo cáo tiến độ để các em học sinh có một chương trình Trung Thu thật hay.

Xem thêm: Dịch vụ tổ chức trung thu trọn gói cho công ty

Kế hoạch tổ chức Tết Trung thu số 2

I. MỤC ĐÍCH

  • Tạo không khí vui tươi và hào hứng cho các em học sinh vào dịp Tết Trung Thu cổ truyền đầy ý nghĩa, giúp các em hiểu thêm tinh thần Việt Nam, góp phần gìn giữ văn hóa nước nhà.

  • Nâng cao nhận thức chăm sóc và giáo dục con trẻ, đặc biệt là với các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn.

  • Xây dựng môi trường học đường sôi động và lành mạnh, các em được gặp gỡ, giao lưu với nhau một cách trong sáng và chủ động;

  • Chương trình cần phù hợp với các em nhỏ, đặc biệt phải đảm bảo trật tự và an toàn cho các em.

Rước đèn ông sao vào Tết Trung Thu

II. THỜI GIAN TỔ CHỨC: … giờ ngày… tháng … năm…

III. ĐỊA ĐIỂM TỔ CHỨC: Sân A thuộc khuôn viên Trường …

IV. NỘI DUNG TỔ CHỨC

1. Ổn định trật tự:

- Xếp hàng cho các em vào chỗ ngồi;

- Cho hai nhân vật chú Cuội và chị Hằng  trò chuyện với trẻ.

2. Tuyên bố lý do

3. Giới thiệu đại biểu Đảng ủy - HĐND - UBND xã

4. Đại diện Ban Giám hiệu phát biểu

5. Chương trình văn nghệ

6. Kết thúc: Phát quà cho các em + Bế mạc.

V. BAN TỔ CHỨC: Công đoàn

VI. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ

  1. Trang trí:

  • Trang trí khai mạc: Hoàn thành trước chiều ngày ............., … phụ trách.

  • Trang trí phông, đèn ông sao to:.................. phụ trách.

  • Trang trí mâm ngũ quả: ..................... phụ trách.

  1. Tổ chức

  • Đồng diễn, văn nghệ: ...........................

  • Dẫn chương trình: vai chị Hằng, vai chú Cuội;

  • Chuẩn bị nước và tiếp khách: Bộ phận hành chính và canteen.

  • Âm thanh, loa đĩa:.........................................

  • Đèn ông sao cho trẻ: Phụ huynh chuẩn bị.

  1. Trang phục:

  • Học sinh: Đồng phục như ngày thường.

  • Giáo viên: Nữ áo dài, nam sơ mi quần tây.

VII. KINH PHÍ TỔ CHỨC

- Trang trí:.......................

- Bánh kẹo phát quà:...........................

- Mâm ngũ quả:................................

- Trang phục, đạo cụ:............................

*Tổng cộng kinh phí: .........................................

Xem thêm: Cách lên kịch bản trung thu - 3 mẫu kịch bản trung thu hay

Kế hoạch tổ chức Tết Trung thu số 3

I. Mục tiêu:

  • Giáo dục cho các em về ngày Tết cổ truyền của Việt Nam;

  • Thể hiện sự quan tâm của Ban Giám hiệu, giáo viên, phụ huynh đối với các em học sinh, tạo môi trường cho các em học tập và vui chơi lành mạnh;

  • Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng về sự nghiệp trồng người;

  • Đem lại không khí vui tươi, phấn khởi cho các em được tận hưởng lễ hội.

II. Thời gian, địa điểm, thành phần:

1. Thời gian: … giờ, thứ … ngày … tháng .... năm 20....

2. Địa điểm: Tại sân trường ....................

3. Thành phần: Đại biểu Chính quyền địa phương, Đại biểu Ban Giám hiệu, Phụ huynh, tất cả thầy cô, cán bộ công nhân viên và các em học sinh trường.

III. Nội dung chương trình:

1. Phần lễ

- Sắp xếp chỗ ngồi

- Nêu lý do, giới thiệu đại biểu

- Đại diện Ban Giám hiệu phát biểu, trao quà cho các em

2. Phần hội

- Chú cuội – chị hằng trò chuyện với các em

- Tiết mục văn nghệ

- Múa lân

- Rước đèn, phá cỗ

- Bế mạc.

Múa lân tại chương trình Trung Thu

IV. Tổ chức thực hiện

- BGH Nhà trường hỗ trợ địa điểm và thời gian, đồng thời tài trợ kinh phí tổ chức

- Đoàn thanh niên lên kế hoạch và thu thập liên hệ

- Phụ huynh chuẩn bị đèn lồng cho các bé

- Chuẩn bị bánh kẹo, hoa quả và bày mâm ngũ quả:…………………

- Trang trí khánh tiết: Đoàn thanh niên. Riêng tổ nữ Đoàn Thanh niên phối hợp làm chiếc đèn ông sao lớn trang trí sân khấu.

- Tổng duyệt tiết mục văn nghệ: …………………………………………………………

- Sắp xếp bàn ghế, chỗ ngồi hoặc trải thảm cho các em: …………………………

- Thiết bị âm thanh: ………………………………………………………

- Dẫn chương trình văn nghệ: …………………………………

- Múa lân: ………………………………………………………

- Các thầy cô phụ trách ổn định sĩ số và phối hợp với các đồng chí còn lại của Chi đoàn dẫn các em vào chỗ.

- Trang phục: học sinh mặc đồng phục, thầy cô giáo mặc áo dài và sơ mi, Đoàn Thanh niên tất cả đều mặc áo đoàn.

Trên đây là kế hoạch tổ chức Tết trung thu năm 20.... của Chi đoàn Trường ..............

Rất mong Chi bộ - BGH nhà trường tạo điều kiện về thời gian và kinh phí để buổi liên hoan vui tết trung thu được diễn ra thành công.

Xem thêm: Gợi ý mẫu lời dẫn chương trình trung thu hay và ấn tượng

Vai trò của bản kế hoạch tổ chức Tết Trung thu

  • Giúp cả người tài trợ, người tổ chức và người tham gia nắm được nội dung chương trình, từ đó xúc tiến công việc nhanh chóng.

  • Phân công công việc, trách nhiệm một cách công bằng và minh bạch.

  • Thống kê tất cả thông tin cần thiết để tổ chức Tết Trung thu: địa điểm, danh sách tiết mục, hoạt động ngoại khóa, ngân sách,...

  • Làm tiền đề chuẩn bị cho mọi vấn đề về kinh phí, nhân sự tổ chức hiệu quả, tránh lãng phí không cần thiết;

  • Đo lường kết quả tổ chức, rút kinh nghiệm cho các lần sau.

Lên kế hoạch tổ chức Trung Thu

Xem thêm: Bật mí cách tổ chức trung thu cho thiếu nhi hấp dẫn, thú vị

Đơn vị giúp lên kế hoạch tổ chức Trung Thu sáng tạo, hấp dẫn

Phúc Minh Media là đơn vị hàng đầu giúp bạn lên kế hoạch tổ chức một biểu lễ trung thu thành công. Chúng tôi đảm nhận tất cả các khâu từ lên ý tưởng, kịch bản hấp dẫn, tới hiện thực hóa những phác thảo trừu tượng đó thành hiện thực.

Các dịch vụ mà Phúc Minh Media cung cấp bao gồm:

  • Lên kịch bản chương trình Trung Thu;

  • Lắp đặt sân khấu, bố trí không gian và trang trí;

  • Lắp đặt thiết bị âm thanh, ánh sáng;

  • Cho thuê MC, diễn viên, múa phụ họa sự kiện nhiều kinh nghiệm;

  • Nhận đặt tiết mục múa lân, đánh trống sôi động không khí;

  • Cho thuê trang phục và đạo cụ;

  • Quay phim lưu kỷ niệm cho Nhà trường;

  • Tổng vệ sinh sau buổi lễ.

Phúc Minh Media tự tin chất lượng đi đôi với giá cả, kèm dịch vụ tư vấn và hỗ trợ tận tình. Gói dịch vụ tất cả trong 1 của Phúc Minh Media sẽ giúp bạn giảm thiểu chi phí, nhân lực, tránh được hoàn toàn những sai sót không đáng có.

Sân khấu Trung Thu hoành tráng

Thông tin liên hệ

  • Website: https://phucminhmedia.com/
  • Địa chỉ: 393 Phúc Tân - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội
  • Gmail: phucminhmediaa@gmail.com
  • Hotline 1 : 058 560 8888
  • Hotline 2: 094 964 1343

Vậy là Phúc Minh Media vừa gợi ý cho bạn cách lên kế hoạch tổ chức trung thu hiệu quả. Nếu như bạn đang tìm kiếm đơn vị chuyên nghiệp cho một Lễ Trung thu hoành tráng, đừng ngại ngần liên hệ qua hotline của chúng tôi nhé.

Bình luận

admin

SỰ KIỆN SẮP DIỄN RA

Top