Cách lên kịch bản trung thu - 3 mẫu kịch bản trung thu hay

Kịch bản trung thu hoàn hảo với ý tưởng độc đáo, mới lạ, bám sát chủ đề sẽ hướng đến sự thành công của từng sự kiện. Hãy cùng Minh Phúc Media tìm hiểu chi tiết về cách lên chương trình tổ chức trung thu và 3 mẫu kịch bản dẫn chương trình trung thu ấn tượn

Cách lên kịch bản trung thu

Để có được kịch bản trung thu ấn tượng, hoàn hảo nhất khách hàng cần quan tâm đến các vấn đề như sau:

Lên ý tưởng chương trình trung thu

Tết trung thu là ngày lễ truyền thống hàng năm gồm nhiều chương trình như múa lân, trò chơi dân gian, phá cỗ trông trăng, rước đèn… Mỗi hoạt động đều có ý nghĩa đặc trưng khác nhau giúp phân biệt ngày trung thu với các ngày lễ tết khác trong năm.

Để xây dựng kịch bản tổ chức trung thu hấp dẫn, theo xu hướng phát triển hiện đại nhưng vẫn có nét truyền thống. Các đơn vị tổ chức sự kiện luôn hướng đến các chủ đề trung thu độc đáo với hạng mục trang trí, thiết kế theo fomat chung. Mang đến cảm giác mới lạ và bất ngờ cho người xem. Thêm vào đó dịp tết trung thu mỗi năm trung thu lại có một điều mới lạ với các chủ đề khác nhau. Hứa hẹn mang đến một mùa lễ thiếu nhi khó quên cho các bé.

Lên ý tưởng kịch bản dẫn chương trình trung thu

Kịch bản chào đón khách mời

Một kịch bản tổ chức trung thu hoàn hảo không thể thiếu phần chào đón và giới thiệu khách mời tham gia. Một số gợi ý cho bạn để có thể chào đón khách mời nhiệt tình và chu đáo nhất là xây dựng mô hình của cây điều ước. Mỗi bé nhỏ khi tới tham dự sẽ viết điều ước vào giấy và dán lên cây điều ước như một chiếc lá.

Bên cạnh đó bạn có thể mời gia đình hay các em bé tham gia chụp hình lưu niệm với nhân vật cổ tích và lưu lại các bức ảnh làm tư liệu cho một cuộc bình chọn. Những điều đơn giản hơn là thiết kế một chú hề vặn bóng đứng chào đón các bé và tặng cho các bé những quả bóng hình thù đáng yêu, ngộ nghĩnh.

Xem thêm: Bật mí cách tổ chức trung thu cho thiếu nhi hấp dẫn, thú vị

Kịch bản khai mạc, tuyên bố lý do, giới thiệu khách mời, đại biểu

Kịch bản tổ chức trung thu khai mạc sự kiện còn được gọi là phần lễ mở đầu chương trình. Kịch bản bao gồm các nội dung chính như sau:

  • Giới thiệu sơ lược về sự tích và ý nghĩa của tết trung thu là gì?

  • Tuyên bố lý do và mục đích của buổi tổ chức lễ hội 

  • Giới thiệu thành viên ban đại biểu tham dự.

  • Diễn văn khai mạc chương trình tết thiếu nhi.

  • Tặng quà cho các em nhỏ có thành tích cao trong học tập năm học qua và các bé có hoàn cảnh gia đình khó khăn.

Kịch bản tổ chức chào đón khách mời

Kịch bản dẫn văn nghệ, biểu diễn

Chương trình văn nghệ biểu diễn trong tết trung thu không thể thiếu. Thường một chương trình trung thu cần từ 3-4 tiết mục văn nghệ với các bài hát thiếu nhi, điệu múa, nhảy theo chủ đề trung thu được sắp xếp xen kẽ với các chương trình chính.

Các đơn vị phường xã, trường mầm non sẽ có các em nhỏ tập luyện, biểu diễn cho buổi văn nghệ. Đây cũng là cách giúp các em phát triển khiếu nghệ thuật cũng như sự tự tin trước đám đông. Với một số doanh nghiệp việc tổ chức có thể thuê ca sĩ nhí, nhóm múa, nhóm nhảy biểu diễn chuyên nghiệp. Mức chi phí cho hạng mục này không hề cao nếu tiến hành đặt sớm.

Xem thêm: Dịch vụ tổ chức trung thu trọn gói cho công ty

Kịch bản trò chơi

Trò chơi trong tết trung thu là gia vị để tăng không khí vui tươi, sôi nổi và hào hứng hơn. Hãy chuẩn bị các kịch bản trò chơi trung thu vui nhộn với sự dẫn dắt, khuấy động phong trào cùng Chú Cuội, Chị Hằng. Ngoài ra hãy trao thưởng cho các bé sau trò chơi bằng những chiếc kẹo mút, hộp sữa chua, bim bim… Chắc chắn các bé sẽ hào hứng tham gia.

Kịch bản trò chơi liên quan cho thiếu nhi

Chuẩn bị quà tặng

Kết thúc chương trình đêm hội trăng rằm, hãy dành tặng cho các bạn nhỏ những phần quà ý nghĩa của một mùa trung thu. Giúp các bé có thêm phần ký ức ấn tượng trong tâm trí và là những kỷ niệm khó quên sau khi trưởng thành.

Xem thêm: Gợi ý mẫu lời dẫn chương trình trung thu hay và ấn tượng

Lên timeline cho kịch bản

Timeline chương trình là công việc sắp xếp thứ tự nội dung đang diễn ra trong chương trình trung thu. Tùy vào từng hoạt động sẽ có kế hoạch thời gian cụ thể phù hợp nhất. Nếu sắp xếp thời lượng quá dài có thể gây cảm giác mệt mỏi, nhàm chán cho người xem. Nếu sắp xếp tiết mục quá ngắn sẽ không đủ thời gian truyền tải thông điệp và ý nghĩa chương trình. Vì thế sau khi lên timeline, mọi người sẽ cùng ngồi lại với nhau thống nhất sao cho hài hòa nhất.


Timeline chương trình chuẩn theo khung giờ tổ chức

Xem thêm: 8 bước lên kế hoạch tổ chức trung thu chi tiết từ A đến Z

Top 3 mẫu kịch bản trung thu ấn tượng, sáng tạo

Tết trung thu thường tổ chức vào ngày 15/08 âm lịch hàng năm. Từ khắp ngõ ngách, đường phố trên cả nước đều nghe thấy tiếng trống, tiếng rước đèn với bầu không khí náo nhiệt nhất. Người lớn đi sắm lồng đèn đỏ rực, các bé rạng rỡ khuôn mặt với sự hân hoan và náo nức. Sau đây là các kịch bản trung thu hấp dẫn nhất mà Minh Phúc Media muốn gửi đến mọi người tham khảo.

Mẫu kịch bản dẫn chương trình trung thu cho các em nhỏ

Khâu chuẩn bị kịch bản MC trung thu: 

  • Từ 19h toàn bộ các bé tập trung ở sân tổ chức sự kiện.

  • Từ 19h30: Ổn định chỗ ngồi, bắt đầu tổ chức.

  • Tới 20h30: Kết thúc chương trình tổ chức trung thu.

Các công việc cần làm trong chương trình tổ chức trung thu

  • Lập danh sách các chương trình văn nghệ.

  • Bày bánh kẹo, lồng đèn lên mâm phá cỗ.

  • Sắp xếp đội múa từ 5-7 người.

Lời dẫn mở đầu sự kiện tổ chức Trung thu:

Chào các bé yêu, một mùa trung thu lại đến, dưới ánh trăng sáng vàng tỏ khắp sân, các em bé của chúng ta đã háo hức và sẵn sàng cho một đêm phá cỗ chưa? Các con biết không, vào ngày này mỗi năm đều là cơ hội để gia đình quây quần cùng nhau. Trung thu còn là dịp các con có thể vui chơi, đùa vui, ca hát, xem múa lân, ăn bánh kẹo…Mỗi hành động sẽ mang đến ý nghĩa đặc biệt riêng trong mỗi trí nhớ của chúng ta đúng không. 

Thông thường hàng năm lễ trung thu, trường mầm non chúng ta sẽ tổ chức ngày hội cho bé, bạn bè và thầy cô giáo. Hôm nay đến với ngày hội trăng rằm chúng ta cùng chào đón:

  • Cô giáo………………………………………

  • Cô giáo………………………………………

  • Cô giáo………………………………………Hiệu trưởng trường

Đặc biệt chúng ta còn chào đón các thành viên quan trọng của sự kiện là các em bé đáng yêu khối lớp mầm, lớp chồi, lớp lá… Cùng chào đón các con và cô giáo bằng một tràng pháo tay thật lớn nào.

Lời Chú Cuội

  • Các em bé đáng yêu của chúng ta ơi, cùng lắng nghe các âm thanh của một mùa trung thu vui nhộn nào.

  • Hãy giữ im lặng và tập trung lắng nghe cùng anh nhé.

Một nhóm các bé nhỏ ùa ra sân khấu gọi vang tên chị Hằng trong niềm vui trung thu.

Loa… loa… loa… loa…

Ngày hội trung thu

Đón mừng chị Hằng Nga

Cùng với các bé

Múa ca vui mừng

Loa… loa… loa… loa…

  • Cùng hô thật to tên Chị Hằng cùng anh nào. Chị ơi cùng xuống đây chơi bé đi nào.

  • Chị Hằng Nga xuất hiện chào các bé. Hôm nay là ngày trăng rằm to tròn và sáng đẹp. Đố các em biết hôm nay là ngày đặc biệt gì nào.

  • Đúng rồi hôm nay là tết trung thu, Chị Hằng xuống đây chơi cùng các bé, cùng các bé ca múa, đàn hát đón tết trung thu.

  • Hôm nay đi cùng chị Hằng còn có một cậu bé tinh nghịch, các bé cùng chị đoán xem là ai nhé. Cậu bé ngồi gốc cây đa, lười biếng, để trâu ăn hết lúa. Đó là ai nhỉ. Chú Cuội.

Chú Cuội ra sân khấu giao lưu cùng các bé với nhiều trò chơi hấp dẫn.

Cuội xin chào các em nhỏ, ở đây hôm nay ngày gì mà vui vậy nhỉ. Chú Cuội hỏi các bạn nhỏ.

Cuội nghe nói trường chúng ta hôm nay có nhiều bạn nhỏ ngoan, xinh xắn và còn học giỏi nữa. Cuội đố mọi người ai đọc được bài thơ đồng dao nói về Chú Cuội nào.

Ai đọc được bài thơ đó Chú Cuội sẽ tặng mọi người phần quà cực to và hấp dẫn. Chị Hằng ơi nãy giờ các bạn vui quá nên em quên một việc quan trọng. Cuội đố chị Hằng là trung thu là khi nào có nhỉ.

Chị Hằng Nga đáp: uhm…hừm… Chị không biết..  Trung thu diễn ra khi nào vậy bạn Cuội.

Cuội: Mẹ Cuội từng nhắc đến Trung thu là vào mùa thu, ngày mặt trăng đẹp nhất trong năm. 

Chị Hằng trả lời: Ahhhh… Vậy à… Bây giờ chị mới biết là vậy đó Cuội à.

Cuội đáp: Chị Hằng ơi, Em có nghe nói ở đây bạn nhỏ nào cũng xinh đẹp, hát hay, múa giỏi đúng không ạ. Chị Hằng ơi Cuội muốn được xem biểu diễn văn nghệ ạ.

Hằng Nga: Chính xác Cuội ạ, từ từ nào, chị sẽ mời các bạn nhỏ lên múa hát để Cuội cùng thưởng thức nhé.

MC: Mời các em bé và chú Cuội cùng hướng mắt lên sân khấu để xem các tiết mục văn nghệ hấp dẫn của khối lớp lá trường ta.

Tiết mục hát đêm Trung thu

Ưu tiên chọn 3 tiết mục biểu diễn đặc sắc nhất với các tiết mục văn nghệ của cô giáo và các bạn nhỏ biểu diễn.

Tổ chức các trò chơi dân gian

  • Trò chơi bong bóng sẽ có sự tham gia của các bé và chị Hằng Nga.

  • Trò chơi ép bong bóng: 2 bé cùng ép bóng nổ không dùng tay, hoặc 2 tay của bé cùng một đội, đội nào ép bóng nổ trước thì đội đó chiến thắng.

  • Trò chơi đố vui với các chủ đề ăn uống, con vật, đồ dùng được sưu tập trên mạng. Ví dụ Chỉ ăn cỏ non, Uống nguồn nước sạch mà bạn tặng tôi, rất nhiều sữa tươi đố là con gì? Đáp án là con bò.

Chương trình múa lân, phá cỗ đêm rằm trung thu.

Các đội múa lân ra cùng biểu diễn, các bé sẽ được phát đèn lồng, bánh, đi dạo quanh sân trường vui vẻ cùng tiếng trống và nhạc vỗ tay.

Kết thúc chương trình tổ chức trung thu: Đêm rằm trung thu đến đây là kết thúc. Chị Hằng và Chú Cuội xin chào các bé, hẹn gặp các bé vào năm sau nhé. Xin Chào và hẹn gặp lại.


Kịch bản chương trình trung thu vui vẻ cho bé mầm non

Mẫu kịch bản đêm hội trăng rằm hay, ý nghĩa

Lời chào đầu và văn nghệ chào mừng

MC nữ: Chào mừng toàn bộ các bạn nhỏ, quý thầy cô giáo, các bậc phụ huynh đến với chương trình tết trung thu năm 2023. Hòa cùng không khí trung thu vui nhộn trên cả nước, các em nhỏ đang háo hức được phá cỗ, quây quần cùng gia đình với những chiếc đèn lồng, bánh trung thu, xem múa lân, cùng tham gia nhiều trò chơi truyền thống.

MC nam: Để mang đến nhiều niềm vui, tiếng cười, sự ý nghĩa của một mùa trung thu, ban lãnh đạo trường kết hợp cùng Phúc Minh Media đã tổ chức chương trình văn nghệ mang tên vui tết trung thu 2023. Và để mở đầu cho chương trình mời các bạn, thầy cô và phụ huynh cùng đến với tiết mục văn nghệ của trường thể hiện.

Giới thiệu đại biểu tham dự 

MC nữ: Chung vui cùng tết trung thu hôm nay có sự tham gia của quý đại biểu gồm có:

  • Hiệu trưởng trường:

  • Hiệu phó trường:

  • Giám đốc đơn vị tổ chức sự kiện Phúc Minh Media:

  • Cùng toàn thể các thầy cô giáo, các bạn học sinh thân yêu của trường.

MC nam: Sau đây xin kính mời

Hiệu trưởng trường lên đọc diễn văn khai mạc, tuyên bố lý do tổ chức chương trình văn nghệ tết thiếu nhi 2023.

Phát biểu diễn văn

Hiệu trưởng đọc diễn văn khai mạc, tuyên bố lý do tổ chức chương trình văn nghệ.

Giới thiệu đơn vị tài trợ

Mc nam: Kính thưa toàn bộ đại biểu, thầy cô và các em học sinh thân mến. Bây giờ tôi xin được giới thiệu các đơn vị tài trợ chính của buổi lễ này. Để buổi tết trung thu diễn ra hân hoan, sôi động, thì các nhà tài trợ của chương trình có công sức không nhỏ. Xin kính mời Ông/ Bà:.... đại diện cho cơ quan.

MC nữ: Xin cảm ơn Ông/ Bà đã dành thời gian quý báu của mình để đến với buổi biểu diễn văn nghệ này của trường chúng tôi.

Ngay bây giờ sẽ là phần hấp dẫn nhất trong chương trình hôm nay. Đó là trò chơi nhận phần thưởng. Người chiến thắng trong trò chơi sẽ nhận được các voucher, học bổng và phần quà hấp dẫn đến từ nhà tài trợ.

Câu đố trò chơi

  • Cái gì ở phía trước bạn, không thể nhìn được chính xác? Đáp án: Tương lai.

  • Có một đoàn tàu điện đi theo hướng nam, gió hướng tây bắc, vậy khói của con tàu đi theo hướng nào? Đáp án: Tàu điện không tạo ra khói.

  • Trước đây ở nước ta có một bộc tộc La Hủ sống thành bầy đàn, cách ly trong rừng sâu, nghèo đói, cứ có 10 người sinh ra thì 11 người chết đi, tại sao? Đáp án: Chết bao gồm cả người mẹ. 

Trao quà cho người chiến thắng trở lời được nhiều câu hỏi đúng nhất.

Phá cỗ trăng rằm

Các em nhỏ ơi, các em đã nhìn thấy những mâm cỗ hấp dẫn với nhiều hoa quả, bánh kẹo ở dưới kia không nào. Toàn bộ đều dành cho các em đó, trong mâm cỗ có chuối, bưởi, bánh dẻo, bánh nướng… Cùng nhau phá cỗ và tận hưởng không khí một mùa trung thu ý nghĩa nào.

Kịch bản tết trung thu hay và ý nghĩa cho các bé

Mẫu kịch bản chương trình trung thu hài hước

Giới thiệu chương trình tết trung thu và đại biểu:

Chị Hằng: Thưa toàn bộ thầy cô giáo cùng các bạn học sinh thân mến. Một mùa trung thu lại đến, ánh trăng sáng tỏ khắp nơi nơi, trẻ em nao nức được phá cỗ, quây quần bên gia đình. 

Cuội: Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh  đã luôn dành tình yêu thương vô bờ bến và sự quan tâm đặc biệt sâu sắc đến các em nhỏ, các cháu Thiếu niên Nhi đồng. Trung thu nào các cháu đều nhận được thư gửi từ người với những vần thơ đầy cảm động.

Cuội: Tết trung thu các bạn nhỏ thường đón trăng, phá cỗ, nhớ Bác Hồ. Cùng nhau quây quần bên mâm cỗ gia đình cùng nhiều điều ý nghĩa, bổ ích cho tuổi thơ của các em. Tết trung thu diễn ra trên toàn quốc với niềm hân hoan từ ngõ xóm đến thành thị, từ các em nhỏ trong bệnh viện, các em nhi đồng ở vùng cao…Cùng chung vui tết thiếu nhi với chúng ra hôm nay có các vị đại biểu:
Xin được giới thiệu:...
Cuội: Hôm nay chúng ta cùng chào đón vị đại biểu đại diện cho khoa phòng, đoàn thể, các bậc phụ huynh, anh chị thanh thiếu niên trong đoàn và hơn …. các em thiếu nhi có mặt ở đây đông đủ. Đề nghị toàn thể chúng ta cùng nồng nhiệt chào mừng. 

Hằng Nga: Hòa chung không khí chúng tôi xin trân trọng giới thiệu…………… ……… ………….Lên sân khấu phát biểu động viên, gửi lời chúc mừng tết thiếu nhi đến các bạn nhi đồng có mặt trong đêm hội trăng rằm hôm nay. Vui hội trăng rằm hôm nay xin giới thiệu và trân trọng kính mời đồng chí …..

 Cuội: Chúng ta đã được nghe lời phát biểu động viên và sự quan tâm đặc biệt của các bác, các cô chú lãnh đạo và thầy cô giới tới các em nhi đồng hôm nay. Chúng mình cùng nhau hứa sẽ chăm ngoan, học giỏi để xứng đáng với lời động viên, xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ có được không nào?

Chương trình tết trung thu chi tiết như sau:

Bờm: Xuất hiện trên sân khấu với cái quạt trong tay.

Hằng Nga: Này Bờm ơi!!! Bờm có nhớ hôm nay là ngày đặc biệt gì không mà Bờm không đổi quạt cho phú ông đi.

 Bờm: Ơ, ngày gì quan trọng à mà phải đổi quạt làm chi? Quạt mo thế này vừa to vừa đẹp, mỗi lần quạt là mát gió mạnh như chém gió thích lắm.

Hằng Nga: Bờm vẫn đúng bản chất là Bờm thôi nhé. Ngốc ơi là Ngốc... Chị Hằng dùng tay ấn vào giữa trán của Bờm. Nay là ngày Rằm Trung Thu, ngày mà ông trăng vừa to, vừa sáng nhất trong năm. Ơi các anh chị em ơiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii

Toàn trường hô đồng thanh: Ơiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii

Hằng Nga: Cùng nhau đi phá cỗ thôi nào! Thế là tất cả mọi người kéo ra sân khấu khiến Bờm chạy theo không kịp.

Bờm: huhu…. Thế các bạn nhỏ đi phá cỗ không cho Bờm đi cùng à, hôm nay Bờm chỉ có quạt mo này để chơi thôi.

“Quạt trần lớn (ngước lên trời)

Quạt máy bé (nhìn xuống dưới đất)

Không bằng quạt mo nhà ta”

(Bờm đi loanh quanh sân khấu, phe phẩy khoái chí và thích thú) 

Toàn bộ mọi người cùng đồng thanh hô: “Không bằng quạt mo nhà taaaa…đâu nhé”

Cuội: Ối, ối, ối! Ai đã làm gì mà lại có gió to bão lớn như thế này? (làm nghiêng ngả hết cả đồ vật xung quanh). A! Tưởng Bà La Sát sử dụng quạt ba tiêu thổi gió trên bầu trời chứ, hóa ra lại là Anh Bờm nhà ta. Chúng con chào chứ Bờm ạ, lâu lắm rồi, nay con mới gặp chú.

Bờm: Ô… anh là ai vậy ạ…?

Cuội: ấy ấy, mới có 1 năm không gặp nhau mà chú Bờm nay đã phổng phao, lớn thế này rồi nhỉ. 

Bờm: đau đau em quá anh ơi… mà nói thật, em không thể nhớ ra anh là ai đâu. 

Cuội: chẹp, chán quá! Chú cố nhớ đi xem nào! Nào ngồi xuống đây, anh gợi ý cho chú.

Chú Cuội đi quanh sân khấu, 2 tay chắp sau mông, Cuội đi đến đâu thì Bờm xoay người theo đến đó.

Cuội: Cách đây mấy nghìn năm trước, lâu ơi là lâu, xưa quá là xưa. Anh từng là một cậu nhóc như chú bây giờ. Thế rồi một ngày đẹp trời, anh đi chăn trâu mải chơi, để trâu ăn lúa nhà người ta về nhà bị cô chú mắng. Anh khóc tủi thân lấy khăn thấm nước mắt và vắt khăn chảy ròng ròng.

Bờm: Từ đó em cũng hiểu nỗi lòng anh Cuội và sao nữa ạ.

Cuội: ừ đấy, rồi anh ra gốc đa ngồi, cũng bằng cái dáng chú đang ngồi bây giờ này. Thế rồi anh ngủ quên mất, cây đa bay lên trời luôn.

Cuội:!!! Ở dưới này chú Bờm có bao nhiêu là bạn dưới kia kìa. Trên kia anh chỉ có mỗi mình và chị Hằng Nga chơi cùng.

Bờm: úi trời, Chị Hằng ngay xưa mũm mĩm lắm, số đo 3 vòng như cái bánh mì, mặt dài ngoằng như cái kẹo kéo. 

Cuội: Thời ấy và bây giờ Chị Hằng đã khác xưa nhiều lắm rồi.

Chị Hằng bỗng xuất hiện trên sân khấu, tay cầm chổi lông gà vừa chạy vừa đuổi.

Hằng: áh àh, mấy đứa dám đứng đây tụm năm tụm bảy nói xấu chị à.

Nhạc được bật lên

Chị Hằng chống nạnh đi quanh sân khấu trong khi nhạc đang phát. Cuội + Bờm ngả nghiêng đi theo hướng đi của Chị Hằng đến cuối cùng cả 2 cùng ngã ra sân khấu.

Hằng: Dùng chổi lông vụi lên mông Cuội và Bờm để 2 đứa tỉnh dậy. Chính vì mình có vẻ đẹp nghiêng nước, nghiêng thành nên 2 đứa bị ngất đi.

Tất cả đồng thanh: ối giời ơi, toàn thể mọi người có công nhận ạ!!!!

Hằng: Hôm nay là trung thu các em có biết gì về sự tích trung thu hay không.

Bờm: À lĩnh vực này thì em có biết. Để em xem nhé. Bờm lục trong túi quần ra tờ giấy viết về sự tích tết trung thu và đọc to cho mọi người cùng nghe.

Sự tích về Tết Trung thu của thiếu nhi:

Theo cổ tích thì tết trung thu có nguồn gốc từ đời nhà Đường, thời vua Duệ Tôn, niên hiệu Văn Minh. Vào năm đó, đêm rằm trung thu với ánh trăng sáng tròn tỏ, gió mát hiu hiu, say cảnh đẹp của trời đất. Nhà vua đã ngự chơi ngoài thành mãi đến khuya. Lúc này có một ông già tóc râu bạc phơ trắng như tuyết chống gậy đến bên nhà vua. Ông nhìn cử chỉ của nhà vua và đoán ngay đó là một vị thượng tiên giáng thế. 

Ông già nghiêm trong kính cẩn hỏi nhà vua:

Thưa bệ hạ có muốn lên cung trăng chơi không ạ.

Nhà vua nhanh trí đáp có ạ. Vị tiên liền đưa chiếc gậy lên trời, hóa phép ra một chiếc cầu vồng, một đầu giáp xung trăng, một đầu ăn xuống đất. Tiên ông cùng nha vua trèo lên cầu vồng, chẳng bao lâu đi đến cung trăng. Phong cảnh trên cung trăng là một cảnh đẹp hoàn mỹ khác xa trần thế. Có những tiên nữ nhan sắc cao vợi kết hợp xiêm y lộng lẫy đa dạng màu sắc trông đẹp như một bài thơ. Tất cả đang nhảy múa theo điệu nhạc vô cùng quyến rũ, và hấp dẫn.

Nhà vua đang say sưa với điệu nhạc và cảnh đẹp thì tiên ông nhanh chóng đưa nhà vua trở lại cung điện. Về đến trần thế nhà vua còn lưu luyến cảnh đẹp và những phút giây thơ mộng trên chuyến đi lên cung trăng. Nhà vua đã đặt hành trình của mình là tết Trung Thu. Trong ngày tết này mọi người cùng nhau uống rượu, thưởng trăng và vui đùa cùng nhau.

Hằng: Ồ em không Bờm như mọi người vẫn nghĩ về em đâu nhé. Em thông minh ý chứ mọi người. Các cụ thường có câu, một nét mực mờ còn hơn một trí nhớ tốt. Em ghi chép thế này là em quá thông minh rồi đúng không các bạn nhỏ. Các bạn nhỏ hãy học theo Bờm nhé, ghi chép các bài học cẩn thận nhé.

Các bạn hô: Vâng ạ.

Hằng: Ngày nay là tết thiếu nhi, các em có đi xem lễ hội trăng rằm không.

Cuội + Bờm: Vui quá, cùng nhau đi thưởng trăng, phá cỗ thôi chị Hằng ơi.

Cả ba người cùng đồng thanh: Mọi người cùng đi chung thôi nào!

Tất cả nối đuôi nhau chạy quanh sân khấu 1 vòng.

Hằng: Đến những đâu rồi, cùng vui chơi tiếp thôi nào.

Hằng, Cuội, Bờm: các bạn nhỏ đáng yêu ơiiiiiiiiii! Các bạn có nhớ hôm nay là ngày gì của các bạn không.

Tất cả ở dưới hô to: Tết Trung Thu

Bờm: xuất hiện nói rằng Chị Hằng ơi em muốn được chơi trò chơi.

Chị Hằng: Ngay bây giờ đây là các trò chơi hấp dẫn về thể lực, đố vui về nhà trường nhé.

Bờm: Em có, em muốn tham gia

Chị Hằng: Các bạn nhỏ ơi, có bao nhiêu bạn muốn tham gia trò chơi cùng chị Hằng nào.

Chị Hằng + Cuội: phù phù, toàn bộ các bạn đều là người giỏi, Nóng nóng!!! Cuội, quạt

Bờm: Em không hề thấy nóng gì hết chị Hằng ơi.

Cuội chạy lon ton đi mượn quạt theo Bờm nhưng Bờm không cho.

Hằng: Bây giờ là thời đại nào còn dùng quạt mo làm mát. Mọi người cùng xem chị Hằng đây. Nhạc “quạt giấy”, Cuội + Bờm làm theo chị Hằng. Chị Hằng đột nhiên tắt nhạc.

Hằng: Vô duyên quá đi!

Bờm: Chị chị, hãy đổi cho em cái quạt mo khác xịn hơn đi được không. Phú ông đòi đổi 3 bò 9 trâu em còn không ưng, thì cái quạt của chị là ưng ý em đó.

Cuội: Ấy ấy, chị đừng nghe lời dụ dỗ của Bờm nhé, quạt mo là động cơ thủ công, quạt của chị hiện đại hơn không tốn sức, không nên nhé. Chị lấy tạm gốc đa của em về mà ngủ đi êm lắm. Quạt của c đưa em cầm cho đỡ nặng nhé.

Hằng: Thôi thôi! 2 đứa không tranh nhau, nên nghe lời c. Nghiêm! Nhìn trước quay! (Cuội + Bờm đứng đúng tư thế nghiêm, quay mặt chỉnh chu về phía khán giả)

Hằng: này này, Chị tiếp tục hỏi mọi người nhé. Bạn nào cho c biết mô hình trường học của mình là gì được không?

Cuội: Bây giờ mình đố các bạn biết trường mình có tên là vị anh hùng nhỏ tuổi nào vậy.

- Hằng: Chị có một câu hỏi dành cho mọi người, các em có biết tên đầy đủ cô hiệu trưởng, hiệu phó trường ta là gì không? Nhanh tay trả lời nào.

Bây giờ các bạn có muốn biết mâm ngũ quả của lớp nào ấn tượng và đẹp nhất không. Cùng lắng nghe buổi thuyết trình về ý nghĩa mâm ngũ quả trong tết trung thu của từng lớp nhé. Lớp nào dành chiến thắng sẽ nhận được một phần quà đặc biệt đấy.

* Cuội: Các bạn nhỏ ơi, các em có thể đoán được chương trình tiếp theo là gì không nhỉ. Các bạn có muốn xem múa lân không nào? Tiết mục múa lân không chỉ thỏa mãn đam mê, sở thích của các em nhỏ mà còn là niềm vui, sự hồn nhiên, nhí nhảnh của lứa tuổi thiếu nhi. Mời các em và thầy cô, phụ huynh cùng thưởng thức ạ.

* Chị Hằng: Các bé nhỏ ơi? Tết trung thu các em thích ba mẹ mua quà gì cho mình nào? Lồng đèn, bánh trung thu hay những đồ chơi yêu thích. Trong đêm trăng sáng này cùng đi xem múa lân với chiếc lồng đèn thì thật là ý nghĩa đúng không nào. Những chiếc lồng đèn nhiều màu sắc và hình thù ngộ nghĩnh sẽ thật là thích thú. Sau đây là buổi biểu diễn múa lân cùng lồng đèn cho các siêu nhí trình bày.

Cuội: Các bạn nhỏ yêu quý ơi! Lồng đèn của các bạn có đẹp không nào? Hãy dành một tràng pháo tay thật lớn và cho Cuội hỏi nhỏ nè. Các bạn có biết đêm trung thu chúng ta thường thấy cái gì phát ra ánh sáng dịu dàng, mát mẻ mà không như mặt trời không.( mặt trăng) đúng rồi. Vậy trên mặt trăng các con có biết bao nhiêu tuổi không? (không). Vậy hãy cùng nghe 2 bạn nhỏ của chúng ta hát “ Tuổi của trăng” nhé.

Chị Hằng: Các bé nhỏ yêu mến ơi, các bé có muốn phá cỗ dưới trăng để có những món quà may mắn và những đồ ăn yêu thích không? Bây giờ Chị Hằng sẽ hô khẩu hiệu 1.2.3 để nhanh tay nhanh chân phá cỗ nhé. Tuyệt đối không được tranh giành nhau đâu nhé.

Chị Hằng: Đây là chương trình cuối cùng của buổi lễ tết trung thu hôm nay. Kính chúc toàn thể đại biểu dồi dào sức khỏe, hạnh phúc, chúc các em nhỏ thiếu nhi một mùa trung thu ý nghĩa, rộng ràng và tưng bừng. Sẵn sàng một mùa năm học mới nhiều thành tích mới và vui vẻ nhất.


Kịch bản rước đèn trung thu hài hước cho các bé nhỏ

Trên đây là tổng hợp cách lên ý tưởng kịch bản trung thu và 3 chương trình trung thu hay nhất được Minh Phúc Media gợi ý cho mọi người. Hãy để Minh Phúc Media đồng hành cùng mọi người trong mùa tết thiếu nhi 2023 sắp tới. Chắc chắn chúng tôi sẽ khiến mọi người và các bạn nhỏ có những kỉ niệm đáng nhớ, khó quên.

Bình luận

admin

SỰ KIỆN SẮP DIỄN RA

Top