Gợi ý mẫu lời dẫn chương trình trung thu hay và ấn tượng

Tết Trung Thu là mùa lễ cổ truyền được chào đón nhất vào nửa cuối năm. Cứ mỗi dịp này, chúng ta lại thấy những chiếc đèn rực rỡ, các em nhỏ nô nức kéo nhau tập múa, tập hát, chuẩn bị cho đêm phá cỗ rước đèn linh đình. Việc dẫn chương trình Trung Thu làm s

Top mẫu lời dẫn chương trình Trung Thu hay nhất

Trung Thu lại lễ hội dành riêng cho các bé thiếu nhi, thế nhưng không chỉ các bé cần niềm vui mà bố mẹ của các bé cũng cần tận hưởng chương trình. Các bé cần những tiết mục văn nghệ sắc màu, các trò chơi giải trí nhiều tương tác giúp không khí trở nên bùng nổ. Phụ huynh thì muốn con em học thêm về văn hóa, về cái tết tổ tiên truyền lại, tô thêm nhiều màu sắc cho mảnh đất tâm hồn các bé. Một chương trình Trung Thu cần trung hòa được cả hai điểm này.

Lễ Trung Thu tổ chức vào Rằm Tháng Tám

Xem thêm: Bật mí cách tổ chức trung thu cho thiếu nhi hấp dẫn, thú vị

Lời dẫn chương trình Trung Thu số 1

1. Đánh trống chào mừng

2. Nêu lý do, giới thiệu nhà tài trợ

Kính thưa Quý vị đại biểu,

Thân chào toàn thể gia đình và các em nhỏ tới tham dự chương trình hôm nay!

Chúng ta lại đang đón chào một Tết Trung Thu ấm áp nữa đến gần. Đường phố đã ngập trong những ánh đèn ông sao và tiếng cười trẻ thơ. Những chiếc bánh Trung Thu tròn đầy mà gia đình mình cùng sẻ chia càng thêm thơm ngon, ngọt ngào.

Hòa chung với niềm hân hoan của mùa Tết năm nay, Trường Mầm non … phối hợp cùng … tổ chức Chương trình … với nhiều tiết mục ca hát, nhảy múa biểu diễn đặc sắc, hứa hẹn nhiều sự bất ngờ. Chương trình tổ chức với mục đích tạo cơ hội cho các em giao lưu, gặp gỡ, làm quen nhau, cùng phá cỗ đón trăng Rằm.

Về phía khán giả, chúng tôi xin cảm ơn sự có mặt của hơn 300 em học sinh Trường Mầm non… đến đây hôm nay, cũng như rất hân hạnh đón tiếp nhiều gia đình, bạn bè của các em đã cùng tới chung vui với chương trình.

Sau đây, tôi xin trân trọng giới thiệu sự hiện diện của các thầy cô Trường Mầm non… và Quý vị Đại biểu:...

3. Tiết mục múa lân

Múa lân Đêm Trung Thu

4. Trích đọc Thư chúc Tết Trung Thu của Chủ tịch nước

5. Văn nghệ

Tiếp sau đây, không để các em và Quý Phụ huynh đợi lâu hơn nữa, chúng sẽ bắt đầu các tiết mục văn nghệ đặc sắc do Đội Văn nghệ Trường Mầm non… biên đạo và biểu diễn.

(Triển khai tiết mục văn nghệ như đã tập dợt. Chú ý, nên sắp xếp 2 tiết mục hoành tráng nhất vào đầu và cuối chương trình.

Khi chương trình diễn ra được khoảng ⅔, có thể tổ chức thêm các trò chơi nhỏ để làm nóng bầu không khí.)

a. Tiết mục ca múa hát tập thể

b. Tiết mục đơn ca

c. Chơi trò chơi

6. Bế mạc

Kính thưa các Quý vị Đại biểu, Quý Phụ huynh và các bạn nhỏ! Vậy là Chương trình … của chúng ta hôm nay đã đi đến hồi kết.

Chúng ta đã có một buổi tối Trung thu thật vui vẻ, hân hoan và nhiều tiếng cười bên nhau. Hy vọng các bé và gia đình đã có nhiều phút giây thư giãn, tận hưởng những lời ca tiếng hát, và quan trọng nhất là càng thêm yêu thương nhau vào thời điểm ý nghĩa này.

Thay mặt Trường Mầm non… và ê-kíp chương trình, tôi chân thành cảm ơn sự hiện của các bạn hôm nay và kính chúc Quý vị Đại biểu, Quý Phụ huynh và các em luôn mạnh khỏe, may mắn và hạnh phúc.

Xem thêm: Dịch vụ múa lân trung thu chuyên nghiệp tại Phúc Minh Media

Lời dẫn chương trình Trung Thu số 2

1. Nêu lý do, giới thiệu đại biểu

Kính thưa Quý vị Đại biểu, các thầy cô cùng toàn thể các em học sinh!

Tết Trung Thu của người Việt gắn liền với chị Hằng và chú Cuội, với những chiếc bánh Trung Thu thơm ngon, thể hiện sự mong mỏi của mọi người về niềm hạnh phúc vẹn toàn.

Với ông bà tổ tiên, Tết Trung thu là sự tri ân cũng như nguyện cầu tới Mẹ Thiên nhiên mong mùa màng được bội thu. Còn với các em thiếu nhi, Tết Trung Thu là dịp để các em được vui vầy phá cỗ, nô đùa, rước đèn linh đình khắp xóm.

Mong muốn tạo ra sân chơi bổ ích cho các em, Trường Tiểu học … cùng Ủy ban Nhân dân phường … tổ chức Đêm hội Rước đèn Ông Trăng, với sự hiện diện của hơn một ngàn em nhỏ và bố mẹ, các cán bộ công nhân viên, thầy cô của trường, ghé thăm chương trình hôm nay. Sự có mặt của Quý vị là niềm vui to lớn với ê-kíp chương trình.

Về phía khách mời, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu, chương trình hôm nay đặc biệt có sự tham gia của các vị Đại biểu, khách quý của trường và Ủy ban. Tôi xin giới thiệu: (danh sách khách mời)

Dẫn chương trình Trung Thu

2. Phát biểu, khai mạc

Để tổ chức được một Đêm hội Rước đèn hôm nay, chúng tôi đã nhận được sự quan tâm và hỗ trợ nhiệt tình từ các Ban ngành, Đoàn thể và Ban Giám hiệu.

Bây giờ, tôi xin phép được mời Đồng chí … lên phát biểu và khai mạc chương trình tối nay, trân trọng kính mời đồng chí …

3. Trích đọc thư Chúc Tết Trung thu của Chủ tịch nước

4. Giới thiệu đại biểu Trường, Phụ huynh, mời lên phát biểu và tặng quà

5. Triển khai chương trình văn nghệ chính

Và bây giờ chúng ta là phần được mong chờ nhất đêm nay: chương trình văn nghệ. Các tiết mục hôm nay vô cùng hấp dẫn, được chính các cựu học sinh của Trường và Quý Thầy cô cùng dàn dựng và biểu diễn.

Không để mọi chờ lâu hơn nữa. Ngay sau đây, tiết mục đầu tiên …

(Giới thiệu các tiết mục).

7. Liên hoan, phá cỗ

8. Bế mạc

Chương trình Đêm hội Rước đèn Ông Trăng của chúng ta tới đây là kết thúc. Sự thành công của chương trình hôm nay có được là nhờ sự ủng hộ của Quý Thầy cô, Phụ huynh, bạn bè gần xa và đặc biệt là các em nhỏ của Trường Tiểu học … . Đây là nguồn động lực to lớn để chúng tôi tiếp tục tổ chức thêm nhiều sân chơi khác cho các em.

Lời cuối, tôi xin trân trọng cảm ơn và gửi lời chúc đến các vị đại biểu, khách quý cùng toàn thể các thầy cô giáo, các em học sinh trường tiểu học. Chúc Quý vị một Tết Trung thu vẹn toàn và nhiều niềm vui bên gia đình!

Xem thêm: Dịch vụ tổ chức trung thu trọn gói cho công ty

Lời dẫn chương trình Trung Thu số 3

1. Tuyên bố lý do, đại biểu phát biểu.

Kính thưa Quý vị đại biểu!

Kính thưa toàn thể đồng chí Ban Lãnh đạo Nhà trường!

Thưa Quý vị Phụ huynh các em nhỏ thân mến!

Vậy là một Tết Trung Thu nữa lại đến trong niềm hân hoan của mọi người, mọi nhà. Nhằm tạo điều kiện cho các em được vui chơi, phá cỗ linh đình, được sự cho phép của Ủy ban Nhân dân phường …, Trường Tiểu học … xin tổ chức Lễ hội Trăng Rằm để cùng đón Lễ Trung thu cùng các em bằng nhiều tiết mục văn nghệ, trò chơi hấp dẫn.

Lễ đón Rằm Trung Thu

Chương trình hôm nay hân hạnh chào đón sự có mặt của hơn một ngàn em học sinh, Quý Phụ huynh, Quý Thầy cô tham dự. Chương trình cũng rất vinh dự có sự tham gia của Đại biểu Ban Giám hiệu Nhà trường … và Ủy ban phường …

Và sau đây, tôi xin mời ................... lên đọc thư chúc mừng Tết Trung thu tới các em.

2. Văn nghệ chào mừng

Không để các bạn nhỏ phải chờ đợi nữa, ngay bây giờ sẽ là tiết mục văn nghệ Trung Thu bởi biểu diễn bởi các em học sinh và cựu học sinh Trường … ! Đầu tiên, sẽ là một tiết mục cực kỳ đặc sắc, đến từ …

Các bạn nhỏ thấy tiết mục của chúng ta thế nào ạ? Có hay không ạ? Hãy dành cho các ngôi sao nhí của chúng ta một tràng pháo tay nhé!

Vừa rồi là một tiết mục nhảy múa cực kỳ sôi động rồi. Vậy tiếp theo đây, sẽ là tiết mục đơn ca cực kỳ truyền cảm qua tiếng hát của em …

3. Lời kết

Các khán giả của Lễ hội Trăng Rằm ơi! Hôm nay mình có thấy vui không ạ? Các tiết mục văn nghệ rất đặc sắc đúng không ạ?

Trăng đêm nay đang tỏa sáng rất dịu dàng, và chúng ta cũng đã vô cùng nô nức và vui vẻ đón hội với nhau rồi. Xin được cảm ơn các tiết mục văn nghệ, các thành viên trong Ban Tổ chức đã giúp chúng ta có được buổi lễ vui như hôm nay.

Lời cuối, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Quý vị Đại biểu, Quý Phụ huynh, Thầy cô và các em đã tới thưởng thức chương trình hôm nay. Chúc toàn thể gia đình mình có một mùa Trung Thu ý nghĩa và hạnh phúc bên nhau, xin chân thành cảm ơn!

Xem thêm: Cách lên kịch bản trung thu - 3 mẫu kịch bản trung thu hay

Mẫu kịch bản dẫn chương trình Trung Thu

Kịch bản dẫn chương trình Trung Thu cần được khai thác làm sao để phù hợp với cả người lớn và trẻ nhỏ, vừa phải lịch sự duyên dáng vừa phải có nét dí dỏm đột phá để chương trình không bị nhàm chán.

Nếu bạn đang lên kịch bản cho một chương trình Trung Thu thì cần lưu ý các yếu tố then chốt sau:

  • Đối tượng tham gia gồm những ai? Giới tính, độ tuổi?

  • Tổ chức thời điểm nào? Có thể gặp mưa không? Nếu thời tiết xấu thì có kịch bản nên thay đổi thế nào?

  • Các tiết mục chính gồm những tiết mục nào? Nên sắp xếp thế nào cho hợp lý? Nếu có tiết mục không thể lên sân khấu được thì nên thay đổi kịch bản ra sao?

Ví dụ, chương trình nào tổ chức cũng sẽ có sự tham gia của các đại biểu, chính quyền địa phương, vậy nên kịch bản phải sở hữu mức độ trang trọng nhất định.

Không gian, địa điểm tổ chức là yếu tố quan trọng không kém. Ê-kíp cần ước tính số lượng người tham gia, từ đó lên kế hoạch lựa chọn không gian phù hợp. Lượng khán giả và không gian càng lớn thì kịch bản càng cần chặt chẽ và liên tục, để tránh có khoảng trống khiến khán giả nóng nực, bực bội trong tình trạng đông đúc.

Dòng người đông đúc vui Tết Trung Thu

Thời gian tổ chức phù hợp nhất cho chương trình Trung Thu rơi vào thứ 7 hoặc chủ nhật vì đây là ngày nghỉ chung, phụ huynh có thể đưa con em đi xem thoải mái.

Ban tổ chức cần chuẩn bị sẵn phông bạt nếu trời có mưa. Nếu là chương trình cần được tổ chức ngoài trời thì phải theo dõi dự báo thời tiết để chọn ngày tổ chức cho thích hợp.

Dưới đây là timeline một kịch bản chương trình Trung Thu hấp dẫn, mời các bạn tham khảo.

  • 18h30: Ban tổ chức chuẩn bị và kiểm tra cơ sở vật chất như: bàn ghế, âm thanh, ánh sáng, trang phục, trang điểm, quạt mát, ít nhất tất cả cần sẵn sàng trước một ngày diễn ra chương trình. Nước và đồ tráng miệng có thể chuẩn bị sẵn trong thùng đá ướp lạnh 2-3 tiếng trước, khi nào chương trình bắt đầu thì đưa ra bàn Đại biểu.

  • 18h45: Cho khán giả vào và sắp xếp chỗ ngồi, đảm bảo trật tự.

  • 19h: Dẫn chương trình lên sân khấu: mở đầu, tuyên bố lý do, mời đại biểu phát biểu.

  • 19h20: Đọc trích Lời Chúc Tết Trung thu của Chủ tịch nước (tầm 10-15 phút).

  • 19h30: Phát biểu khai mạc (khoảng 10-15 phút).

  • 19h40: Biểu diễn văn nghệ, tổ chức trò chơi (hoạt động chính của chương trình)

Các tiết mục ca hát, nhảy múa về Trung Thu có thể tham khảo gồm: Chú cuội chơi trăng; Vầng trăng cổ tích; Rước đèn tháng 8.

Văn nghệ thường gồm 12-13 tiết mục, bao gồm cả các tiết mục của thầy cô, học sinh và đoàn văn nghệ. Các tiết mục có thể bao gồm của: các thầy cô trong nhà trường, của học sinh trường, đoàn nghệ đoàn phường, đơn ca, song ca, nhóm ca, nghệ sĩ khách mời,...

Chương trình Trung Thu cho các bé cần thêm một số tiết mục giao lưu như: đố vui, thi xem ai nhanh tay nhanh mắt hơn, đoán tên bài hát, v.v.

  • 21h: Phá cỗ trung thu và bế mạc.

Với kịch bản như trên, thế là chúng ta đã có một đêm Trung Thu đầy hứng khởi rồi. Ban Tổ chức có thể tùy ý điều chỉnh theo nhu cầu Nhà trường, nhưng trên hết phải đảm bảo mọi thứ được chuẩn bị kỹ càng, đảm bảo trật tự và vệ sinh chung.

Xem thêm: 8 bước lên kế hoạch tổ chức trung thu chi tiết từ A đến Z

Phúc Minh Media - Đơn vị tổ chức chương trình Trung Thu trọn gói, giá rẻ

Tự hào đơn vị đi đầu về thiết bị âm thanh - ánh sáng, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tổ chức sự kiện, Phúc Minh Media thấu hiểu và sẽ đồng hành với Quý khách giúp chương trình được thành công rực rỡ.

Phúc Minh Media cung cấp tất cả các dịch vụ liên quan tới sự kiện như:

  • Lên ý tưởng, chủ đề chương trình Trung Thu;

  • Xây dựng kịch bản chi tiết cho MC, âm thanh & ánh sáng;

  • Cung cấp người dẫn chương trình, nghệ sỹ, nhân vật đại diện như chị Hằng, chú Cuội;

  • Lắp đặt sân khấu, âm thanh, ánh sáng, màn hình led cho chương trình;

  • Thiết kế, in ấn phông nền, standee, poster quảng bá cho sự kiện;

  • Quay chụp và biên tập lại chương trình;

  • Hướng dẫn thủ tục, xin giấy phép tổ chức tại địa phương;

  • Chi phí hợp lý, tư vấn tận tình.

Trang trí Đêm hội Trung Thu

Thông tin liên hệ

  • Website: https://phucminhmedia.com/
  • Địa chỉ: 393 Phúc Tân - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội
  • Gmail: phucminhmediaa@gmail.com
  • Hotline 1 : 058 560 8888
  • Hotline 2: 094 964 1343

Phúc Minh Media tự hào có kinh nghiệm tổ chức hàng trăm sự kiện dẫn chương trình Trung Thu lớn bé khắp Hà Nội, là địa chỉ uy tín của Nhà trường, các đoàn thể và tổ chức. Hãy liên hệ ngay qua hotline để được tư vấn kỹ hơn nhé.

Bình luận

admin

SỰ KIỆN SẮP DIỄN RA

Top